Notice: Function _load_textdomain_just_in_time được gọi không chính xác. Tải bản dịch cho miền woocommerce được kích hoạt quá sớm. Đây thường là dấu hiệu cho thấy một số mã trong plugin hoặc chủ đề chạy quá sớm. Bản dịch phải được tải tại hành động init hoặc sau đó. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 6.7.0.) in /home/nhdiex6z/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Cách chọn amply phù hợp với loa trong bộ dàn karaoke – Điện Tử Việt Hồng

Cách chọn amply phù hợp với loa trong bộ dàn karaoke Leave a comment

Loa và amply không thể tách rời trong dàn karaoke, việc chọn amply phù hợp với loa là việc hết sức quan trọng. Nói đến sự phù hợp thì nghĩa của nó hơi rộng như phù hợp về giá, chất lượng, chất âm, công suất, trở kháng, độ nhạy …

Trong bài viết này chúng tôi xin nói về công suất, trở kháng và độ nhạy.

1. Công suất của amply
Công suất lý tưởng nhất mà amply cần đạt được là công suất của ampli gấp đôi công suất liên tục của loa, giả sử công suất liên tục của loa là 100W thì bạn nên chọn amply có công suất 200W là lý tưởng nhất (với cùng mức trở kháng). 
Ngoài ra, nếu không đủ điều kiện thì công suất ampli ít nhất phải bằng công suất liên tục loa. 
Tại sao vậy?
Nếu bạn chọn amply công suất nhỏ hơn công suất liên tục của loa thì sẽ gây méo âm thanh phát ra từ loa và có thể gây cháy loa, khi amply quá yếu thì tín hiệu từ amply gửi tới loa sẽ thường xuyên xuất hiện trạng thái clipping (tức là bị xén ở đỉnh sin), dẫn tới màng loa hoạt động không tuyến tính với tín hiệu sẽ làm nóng voice coil (cuộn dây loa) tỏa ra nhiệt độ lớn hơn khả năng chịu nhiệt của cuộn dây loa gây cháy loa.

2. Trở kháng của amply
Trở kháng của loa không nhỏ hơn trở kháng của amply.

3. Độ nhạy của loa 
Những loa có độ nhạy cao thì amply chỉ cần có công suất nhỏ là đủ để phối ghép, độ nhạy của loa là đại lượng chỉ mức nén của âm thanh, viết tắt là SPL (Sound Pressure Level).
Ví dụ, một loa có độ nhạy 90dB có nghĩa là với 1W công suất của amply (tương ứng với mức điện áp xoay chiều 2,83V) thì loa sẽ đạt tỉ lệ SPL = 90dB tại khoảng cách 1 mét ở một mức trở kháng 8Ohms. Thông số về độ nhạy của loa sẽ cho ta biết công suất tối thiểu của amply để phối ghép với loa. Thông thường độ nhạy càng cao thì công suất của amply càng thấp. Cứ giảm SPL một mức là 3dB thì cần công suất amply sẽ tăng gấp đôi. Nếu như chỉ 1W cũng đủ để đạt mức âm lượng tương đối lớn với loa có độ nhạy 95dB thì cần phải có amply đạt công suất tối thiểu là 2W để kéo loa có độ nhạy 92dB, 4W cho 89dB. Dựa vào đó bạn có thể tự tìm ra câu trả lời loa có độ nhạy thế nào là phù hợp, khi bạn đã biết công suất hiệu dụng của amply.
Tuy nhiên, tính tương thích của loa với amply còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác chẳng hạn như: công suất của loa, độ nhạy của loa, cấu trúc của loa…. Ví dụ, một amply có công suất RMS là 100W chưa chắc đã có thể phối ghép tốt với một loa độ nhạy cao, có công suất tối thiểu là 5W.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *